Hiện nay, các chiến thuật bán hàng có rất nhiều, nhưng social selling luôn có sức hấp dẫn trong suốt thập kỷ vừa qua. Không có gì đáng ngạc nhiên, sự đi lên của social selling gắn liền với sự gia tăng của việc sử dụng mạng xã hội trong tất cả khía cạnh về con người và cuộc. Hiểu một các đơn giản hơn, social selling giống như việc “nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng”. Với chiến thuật inbound selling, mạng xã hội giống như nền tảng tương tác với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Vì chiến thuật bán hàng được xây dựng dựa trên việc cá nhân hoá trải nghiệm mua hàng của khách hàng, xây dựng nền tảng cho social selling có thể sẽ mất thời gian. Social selling cho phép bạn biết về thông tin của từng khách hàng và khó khăn mà họ đang gặp phải để bạn có thể đưa ra giải pháp cho họ. Thành công là khi bạn xây dựng được các mối quan hệ và có được khách hàng thân thiết.
“81% khách hàng mong rằng doanh nghiệp sẽ hiểu được nhu cầu và kỳ vọng của họ”
Vậy, social selling và social media marketing (tiếp thị truyền thông) khác nhau ở chỗ nào?
Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến thuật trên là nếu trong social selling, chuyên viên bán hàng sẽ là người trực tiếp thu hút và tạo dựng mối quan hệ 1:1 với khách hàng thì trong social media marketing, đội ngũ marketing thu hút khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau. Nhìn ở góc độ khác, người bán hàng dựa vào tài khoản cá nhân để thu hút khách hàng tiềm năng, còn team marketing sử dụng tài khoản mang brand của công ty để tương tác với một tập lớn đối tượng.
“78% người bán hàng sử dụng mạng xã hội bán được nhiều hơn đồng nghiệp của họ.”
Social selling hoạt động như thế nào?
Với social selling, bán hàng bây giờ không còn là việc thuyết phục khách hàng dùng thử và mua sản phẩm. Điều cốt lõi của chiến thuật này sự khẳng định vị thế người bán và cho khách hàng thấy rằng, bạn biết được khó khăn và mang lại giải pháp cho họ. Để làm được điều này, social selling phải kết hợp với tiếp thị truyền thông, chiến thuật ảnh hưởng, tiếp thị truyền miệng và xây dựng thương hiệu.
Social selling là một chiến thuật mang lại hiệu quả cao vì nó mang lại cách tiếp cận, thu hút phù hợp khi so sánh với những chiến thuật khác.
4 bước bắt đầu social selling
1. Tạo tài khoản cá nhân chuyên nghiệp trên mạng xã hội.
Những nền tảng tốt nhất dành cho người bán hàng có thể kể đến như: LinkedIn, Facebook, Twitter, Quora, Pinterest, và Instagram. Hãy tìm hiểu kỹ càng trước khi bạn tạo một profile. Giả sử, sản phẩm của bạn là phần mềm social listening, hãy phân tích để chọn ra được nền tảng mà khách hàng tiềm năng hay tương tác. LinkedIn là một sự lựa chọn tốt trong việc bán hàng B2B. Tuy nhiên, chọn nền tảng còn phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực và thị trường. Khi bạn đã chọn được nền tảng, hãy đặc biệt chú ý vào profile để đưa ra ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp nhất. Tất nhiên, đừng bắt chước giọng văn hay bất kỳ điều gì ở những tài khoản nào. Tạo một profile trung thực và cố gắng sử dụng từ ngữ bán hàng ít nhất có thể. Nếu bạn không chắc chắn về profile của mình, hãy hỏi một chuyên gia không bán hàng để kiểm tra và chỉ ra những điều mang nhiều tính quảng cáo. Đối với mạng xã hội có nhiều group như LinkedIn và Facebook, hãy tham gia những group có liên quan đến lĩnh vực và chứa khách hàng tiềm năng của bạn.
2. Xác định đúng đối tượng để kết nối và tương tác.
Những kỹ năng bán hàng thông thường sẽ giúp ích cho bạn ở bước này. Thay vì bắt đầu tiếp cận họ bằng những cuộc điện thoại, hãy tìm kiếm và xác định những mạng xã hội mà họ tham gia. Khi bạn đã có một tập khách hàng theo cách này, sử dụng thông tin để mở rộng mạng lưới của bạn. Khi bạn lướt qua bài viết của khách hàng tiềm năng, hãy để lại những bình luận hữu ích và sâu sắc. Đừng tạo cho họ ấn tượng đầu tiên rằng bạn là người bán hàng. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ đang ở bước tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với họ.
“Người bán hàng cần có rất nhiều kỹ năng mềm.”
3. Chia sẻ những thông tin hữu ích.
Một cách dễ dàng để thu thập thông tin là hãy làm việc với đội ngũ marketing để biết được những bài viết nổi bật, nghiên cứu hay quan điểm của những người lãnh đạo. Đừng quên theo dõi, bình luận và chia sẻ bài viết của trang công ty bạn. Bình luận trong bài viết là một cách dễ dàng để chia sẻ quan điểm cũng như thông điệp của bạn. Khi có một chuỗi các bài viết, hãy đưa các từ khoá và chủ đề có liên quan đến lĩnh vực để công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm được bài của bạn. Kết hợp những nội dung từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan trong bài viết. Khi có một chuỗi các nội dung, cố gắng đưa ra chuỗi bài viết từ những chủ đề có liên quan. Bạn có thể chia sẻ nó lên LinkedIn hoặc Medium và chia sẻ trong profile và bình luận.
4. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
Chiến thuật social selling tạo ra một sân chơi giúp xây dựng mối quan hệ trên mạng xã hội. Ở đây, bạn tự tạo hình ảnh cho bản thân như một chuyên gia hay một người ảnh hưởng ở trong lĩnh vực của bạn. Bằng việc xây dựng mối quan hệ 1:1, bạn sẽ tạo ra những cơ hội cung cấp giải pháp khi khách hàng có nhu cầu.
Vậy, còn chần chừ gì nữa, hãy bắt đầu social selling ngay hôm nay!
// Đọc thêm: 16 loại nhu cầu khách hàng và cách đáp ứng