Nâng cao hiệu suất đội ngũ bán hàng

Nâng cao hiệu suất bán hàng

Theo báo cáo gần đây của Forrester, 56% khách hàng B2B dành hơn một nửa quyết định mua hàng của họ trên trực tuyến. Thương mại điện tử không còn giới hạn trong những doanh nghiệp B2C truyền thống như các nhà bán lẻ hay chuỗi cửa hàng bán hàng. Ngày nay, khách hàng bị giới hạn về thời gian, có vô số lựa chọn nên họ muốn chu trình mua hàng thật đơn giản và dễ dàng. Andy Hoar – Forrester nhận xét “Khách hàng B2B muốn có trải nghiệm như Amazon phiên bản đời thực: giá cả dao động, quy trình tồn kho minh bạch và hướng dẫn chi tiết”.

Không thể phủ nhận rằng, sự cạnh tranh trên thị trường bây giờ không chỉ là giá cả và tính khả dụng. Khách hàng của chúng ta đang dần trở nên khó tính hơn. Sự đơn giản, độ nhanh chóng và linh hoạt là những tiêu chí để họ đánh giá chất lượng sản phẩm. Theo quan điểm của Louis Columbus trên Forbes: “Các nhà sản xuất đang cạnh tranh tiếp cận khách hàng qua mô hình multichannel và omni channel để đáp ứng nhu cầu của họ”

Vì vậy, điều gì khiến các đối thủ cạnh tranh phải e chừng bạn? Sau đây là một vài cân nhắc có thể khiến bạn có thể nâng cao hiệu suất đội ngũ bán hàng.

//Đọc thêm: Thống kê về dịch vụ chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp phát triển

1. Omni channel

Bán hàng nhiều tầng lớp giúp đối tác của bạn dễ dàng truy cập thông tin sản phẩm, giá cả chính xác và khả năng báo giá, từ đó giúp khách hàng nhanh chóng mua hàng thông qua mạng lưới của nhà đại lý, nhà phân phối và đối tác. Mô hình này giúp khách hàng có trải nghiệm phù hợp giữa các khu vực, hệ thống, nền tảng cũng như kênh online và offline. Đồng giá và chiết khấu có thể mang lại trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng

2. Báo giá

Tự động hoá danh mục sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp khi làm việc với đối tác, giảm thiếu rủi ro và đưa ra giá cả phù hợp với từng thời điểm và vùng miền. Không chỉ vậy, danh mục tự động còn giúp khách hàng tự đề xuất bảng giá và nhanh chóng có được đơn hàng. Việc này giúp đội ngũ bán hàng tiết kiệm thời gian, bỏ qua công đoạn lọc thông tin trên Excel và hệ thống ERP để xây dựng bảng báo giá.

3. Độ linh hoạt

Đơn giản hoá quy trình mua hàng của khách hàng bằng việc đề xuất các sự lựa chọn về giá cả và các gói mua hàng. Cá nhân hoá các giải pháp với từng vấn đề của khách hàng thông qua chọn lọc sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với họ.

4. Field sales

Những đội ngũ bán hàng di động cần có những bảng báo giá linh hoạt. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian lãng phí vào quy trình phức tạp: tìm kiếm các danh mục sản phẩm, ghi lại những yêu cầu của khách hàng, sau đó xây dựng những lựa chọn phù hợp sau khi cân nhắc giá cả, ngân sách và yêu cầu của khách hàng. Thay vào đó, tự động hoá giúp tập hợp và xử lý các công đoạn rắc rối đó chỉ trong vài phút.

5. Đổi mới và nâng cấp

Một vấn đề mà có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải là làm sao để kết hợp được dịch vụ và các tiện ích bổ sung khác. Sự kết hợp đó không chỉ tăng doanh thu mà còn giúp bạn có lợi thế hơn những bước tiếp theo. Giả sử, bạn đang xem xét thị trường cho gói dịch vụ mới. Liệu rằng, đội ngũ của bạn có tổng hợp hiệu quả và phù hợp gói dịch vụ đó khi họ có một hợp đồng liên quan? Nếu có, liệu bạn có thể phát triển xa hơn và xây dựng hệ thống tự động nâng cấp để nâng cao lợi nhuận?

6. Dữ liệu và báo cáo

Bạn có thể dễ dàng báo cáo doanh thu theo dòng sản phẩm, các kênh, bỏ qua sự thay đổi về vùng miền và nhu cầu ở từng miền? Theo mô hình ngày xưa, việc báo cáo có thể mất hàng giờ, thậm chỉ là vài ngày để các team tổng hợp các báo cáo và hợp nhất dữ liệu từ rất nhiều hệ thống. Và tất nhiên, họ cũng không tin tưởng vào độ chính xác của báo cáo đó. Vì vậy, bạn cần một nền tảng duy nhất có khả năng chứa tất cả các dữ liệu và đưa ra báo cáo chính xác và cung cấp cho bạn bản báo cáo chỉ trong vài cú click chuột.

Để lại thông tin ENTRUST giúp bạn trải nghiệm hàng trăm tính năng tuyệt vời của phần mềm ERP

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu
0984449549
icons8-exercise-96 chat-active-icon